test

Ngày lễ
photo Tết là ngày đầu tiên của một năm vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch và tất nhiên là ngày quan trọng. Vì thế ngày này người Hàn Quốc cẩn thận trong các hành động và họ hàng quây quần lại cùng ăn những món ăn ngon, cùng chơi nhiều trò chơi.
Âm lịch là gì?
Ở phương đông người ta lấy mặt trăng trong sự dịch chuyển của thiên thể làm chuẩn và đã làm ra cách tính lịch của lịch âm. Tại Hàn Quốc, khuynh hướng chú trọng các ngày lễ rằm rất mạnh mẽ, đặc biệt các ngày rằm tiêu biểu như rằm tháng giêng (ngày 15 tháng 1), rằm tháng 6 (ngày 15 tháng 6), lễ Vu Lan(ngày 15 tháng 7), rằm trung thu(ngày 15 tháng 8)…

photo Vào sáng ngày tết, Người Hàn Quốc gọi việc chuẩn bị món ăn (thức ăn ngày tết) với rượu (rượu cúng) sớm và tiến hành các nghi lễ là ‘buổi cúng lễ tổ tiên đầu năm’. Thường nếu kết thúc buổi tế lễ thì người ta vái lạy những người nhiều tuổi theo tuần tự, chúc tết đầu năm mới và người ta gọi đó là ‘chúc tết’.

Nếu việc chúc tết trong nhà kết thúc thì người ta sẽ dùng bữa sáng bằng món bánh Tt’ok guk đã cúng lễ và lại đến tìm họ hàng, những người hàng xóm lớn tuổi chúc tết. Phía nhận những lời chúc tết mời người lớn rượu hoặc món ăn, cho trẻ con bánh hoặc tiền mừng tuổi và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.

Với những khoản tiền mừng tuổi, các món ăn ngon và quần áo diện ngày tết đẹp đẽ khiến ngày tết là dịp lễ thú vị mà những đứa trẻ mong đợi. Vào ngày tết người ta chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, trò chơi yutnori, thả diều …. Trò chơi nhảy dây là trò chơi sôi động nhất và tràn đầy sinh khí mà các cô gái thường chơi vào dịp đầu năm.

Rằm tháng Giêng
 
Nếu xem xét từ khía cạnh tượng trương trưng của văn hoá Hàn Quốc với nền tảng canh tác nông nghiệp, thì ý nghĩa của rằm tháng Giêng về căn bản là nguyên lý âm tính của mặt trăng •nữ thần•mặt đất và nguồn gốc của sự phong phú. Vào rằm tháng Giêng, người Hàn Quốc thường tổ chức các hoạt động tiêu biểu với trọng tâm là mặt trăng như ngắm trăng, bói trăng, làm nhà dưới ánh trăng, hái trứng rồng, dẫm chân, nhảy dây…

Trong ngày rằm tháng Giêng âm lịch nấu cơm ngũ cốc với 5 chủng loại ngũ cốc gói ăn với lá vừng non luộc hoặc lá rong biển, hoặc trộn với 9 loại rau muối rồi ăn. Và trong ngày này để cho tai được nghe rõ hơn người ta còn uống “rượu thính tai’, và với ý nghĩa phòng chống mụn nhọt người ta còn cắn các loại quả hại có vỏ cứng như quả óc chó, hạt dẻ, hạt thông, quả ngân hạnh, hạt lạc… Vào buổi sáng ngày này trẻ con gặp bạn bè gọi tên và trả lời một cách bâng quơ “ hãy mua cái nóng của tôi đi”. Nếu như thế người đó sẽ không bị nóng vì đã bán được cái nóng của mình cho người trả lời trong 1 năm.

Trung Thu (Vụ mùa thu hoạch)
 
Trung thu là ngày 15 tháng 8 và đây là dịp trăng sáng nhất trong 1 năm. Người Hàn Quốc thường làm bánh Song-pyeon bằng ngũ cộc của năm và nấu canh To-ran, chuẩn bị hoa quả như hồng, hạt dẻ, táo… làm lễ cúng tổ tiên và đi tảo mộ. Trên bàn thờ cúng tổ tiên người Hàn Quốc bày các loại ngũ cốc hoặc hoa quả thu hoạch đầu tiên trong này đó để tạ ơn tổ tiên và sau khi cúng xong thường đi tảo mộ. Lễ hội, ăn uống, vui chơi, nhảy múa, nhảy dây, vật võ s’sirum, múa kangkangsuwuollae … được hình thành tự nhiên dưới ánh trăng rằm.

Giỗ (Tế lễ)
 
24 tiết là biểu hiện của 24 phân biến hoá của tự nhiên dựa theo lịch dương, đông chí nếu vào đầu tháng 11 âm lịch sẽ là “đầu đông chí”, nếu vào giữa tháng 11 sẽ là “giữa đông chí”, nếu vào cuối tháng đó sẽ là “cuối đông chí”, dựa vào đó mà đông chí có tên gọi khác nhau theo từng thời khi rơi vào. Đông chí vào ngày 29 tháng 11 âm lịch sẽ có ngày ngắn đêm dài nhất trong năm. Vào ngày đông chí ở mỗi gia đình thường nấu cháo đậu đỏ dâng cúng tổ tiên, rắc ở cửa chính và tường. Với niềm tin là sẽ đánh đuổi được ma quỷ nếu làm như vậy, cháo đậu đỏ không phải là món ăn thông thường mà nó chứa đựng ý nghĩa tín ngưỡng trong đó. Món cháo đỏ với ý nghĩa loại trừ tai ương tồi tệ được nấu bằng bột gạo nếp, đậu đỏ, người ta cũng ăn theo số tuổi của mình.

 
Top